Mít có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, nơi nhiệt độ và lượng mưa cũng giống như Miền Nam Việt Nam. Mít được trồng nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Băng-la-des, ...Ở Tiền Giang, mít được trồng nhiều nhất ở các huyện Cai lậy, Cái Bè, Tân Phước và Châu Thành...
I. YÊU CẦU SINH THÁI:
1. Đất đai:
Mít là cây dễ tính có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên đất trồng mít phải thoát nước tốt, có tầng canh tác sâu. Mít chịu úng kém, PH thích hợp cho trồng mít là 5-7.5
2. Nhiệt độ:
Nhiệt độ tốt nhất cho cây mít sinh trưởng và phát triển tốt là 200C - 300C. Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho cây mít là 70 - 75%, độ ẩm chủ yếu tác động vào thời kỳ ra hoa, đậu trái, còn các giai đoạn khác thì ít ảnh hưởng.
3. Nước:
Mít có bộ rễ ăn sâu, chống hạn tốt, có thể chịu khô hạn trong 3- 4 tháng nhưng để cho năng suất cao nên trồng mít ở những nơi có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 - 2.000mm. Ngược lại mít chịu úng kém.
4. Ánh sáng:
Mít là loại cây ưa ánh sáng hoàn toàn. Ánh sáng từ 2.000 - 2.500 giờ/ năm phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triền tốt.
II. CHỌN GIỐNG:
Một số loại mít thường được trồng nhiều nhất hiện nay là:
1. Nhóm mít ta:
Cây mọc khỏe, cao từ 10-20 m, lá to, không lông, phát hoa gồm đực màu vàng dài 3-6cm, hoa cái cuống to, gồm nhiều loại như:
+ Mít nghệ: Trái to, trọng lượng từ 3-10kg/trái, múi dài (4-4.5cm), cơm dòn, ráo, ngọt đậm, cơm màu vàng đến vàng nghệ. Thích hợp ăn tươi hoặc chế biến xuất khẩu.
+ Mít dừa: Trái to, trọng lượng từ 5-20 kg/trái, múi dài (từ 4-7.5cm), cơm giòn, ráo, ngọt đậm, cơm màu vàng đến vàng tươi. Thích hợp ăn tươi hoặc chế biến xuất khẩu.
2. Nhóm mít Tố Nữ:
Gồm mít Tố Nữ, mít Tố Tây, mít Mã Lai hạt lép. Cây nhỏ hơn mít ta, cao từ 10 - 15 m, lá và nhánh non có lông màu vàng, lông nhiều ở giữa lá và hai bên mép. Trái nhỏ, trọng lượng từ 0.4 đến 2.0 kg/trái và trái rất sai (hàng trăm trái/cây/năm). Múi dính vào cùi, dễ tróc khỏi vỏ. Mít chín thịt mềm nhão.
Hiện nay cũng có một số giống mít được nhập về từ Thái Lan và được trồng phổ biến ở nước ta như mít Changai, Viên Linh, mít ruột đỏ,... còn gọi là mít "siêu sớm" do cây dễ trồng và cho thu hoạch nhanh sau khi trồng 1-2 năm.
+ Mít Thái Changai: Thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh (1-1.5 năm), cây cho trái quanh năm, rất sai trái, trọng lượng 6-15kg/trái, múi mít thịt vàng cam, rất ít xơ, cơm dòn, ráo, vị ngọt đậm và thơm, thị trường rất ưa chuộng, chủ yếu dùng để ăn tươi. Khi trưởng thành cây cho 100 - 150 trái/cây.
+ Mít Viên Linh: có xuất xứ từ Thái Lan, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh (2 - 3 năm),cây có độ phân cành rộng, trái to, từ 7-20 kg/trái, trái chín có màu xanh vàng, gai nở. Trái chín có màu sắc đẹp, chất lượng ngon, năng suất ổn định, vỏ mỏng thịt dày, ít xơ, vị ngọt, múi cao, thịt trái khô, thịt giòn, ít nước, ăn tươi hoặc chế biến. Mít cho trái quanh năm, thời gian trổ bông đến khi thu hoạch khoản 110 - 120 ngày.
+ Mít ruột đỏ: Mít có múi to, cơm dày, thơm nhẹ, vị ngọt, ít xơ, trái to bình quân 10- 20 kg/trái, ít sâu bệnh, được ưa dùng ăn tươi hoặc chế biến. Thời vụ trồng thích hợp từ tháng 5 -7 dương lịch.
+ Mít không hạt: có mùi vị thơm ngon, hàm lượng đường trong trái rất cao, múi và xơ có màu vàng, bên trong múi không có hạt, cùi nhò, rất ít xơ, vỏ mỏng, phần ăn được đến 90%, trọng lượng trái từ 10- 15kg/trái. Thời gian trồng cho đến lúc cho trái khoản 14 - 18 tháng.
III. KỸ THUẬT TRỒNG MÍT:
1. Thời vụ trồng:
Mít được trồng quanh năm nếu chủ động được nguồn nước tưới, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng mít được lên liếp, vun mô, có bờ bao, cống bọng, chủ động trong việc tưới tiêu. dùng đất tốt như đất mặt ruộng , đất bãi bồi ven sông, để đất mô. Mô được chuẩn bị trước khi trồng 15-30 ngày, có hình tròn, đường kính 0.8 - 1.0m, cao 0.4 - 0.7m. Đất đấp mô có thể trộn với phân chuồng hoai, tro trấu, phân lân.
3. Cách trồng:
Khoảng cách cây:
Trồng dày: Khoảng trồng 5m x 6m. Mật độ khoản 330 cây/ha.
Trồng thưa: Khoảng trồng 6m x 7m. Mật độ khoản 240 cây/ha.
Đối với các giống mít siêu sớm có thể trồng dày hơn, Khoảng trồng 3m x 4m
* Cách trồng: dùng dao, kéo cắt bỏ màng bao bầu, nhẹ tay gỡ bầu, đặt cây giống vfào hố đã chuẩn bị sẵn, cố định cây, lấp đất vào ngang mặt bầu, ém đất xung quanh gốc.
IV. CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY MÍT:
1. Đắp mô, bồi liếp:
Trong 2 năm đầu trồng cần đấp thêm đất cho mô, từ năm thứ 3 bắt đầu bồi bùn non (2-3cm) sau khi làm cỏ, bón phân.
2. Làm cỏ:
Thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, tủ rơm cỏ lên mô giữ ẩm hạn chế cỏ phát triển, chỉ nên làm cỏ bằng tay, hạn chế phun thuốc trừ cỏ trong vườn cây ăn trái.
3.Tưới tiêu:
Trong những năm đầu cần chăm sóc tưới nước đầy đủ cho cây mít. Mít chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước tốt, đặc biệt là trong mùa mưa.
4. Tỉa cành, tạo tán:
Việc tỉa cành được tiến hành khi cây cao 1m trở lên, khi cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần /năm. Do mít là cây mang trái trên thân chính và cành ngang lớn nên cần chú ý cắt tỉa để tạo dáng cây với một thân chính và các cành ngang phân bố đều, tạo tán tròn . Cắt tỉa những cành nhỏ gần sát mặt đất.
Cây lớn: tỉa mỗi năm một lần sau thu hoạch, tỉa bỏ cành già yếu, sâu bệnh, giập gãy, cành vượt, tỉa cành thấp, giúp cây thông thoáng.
5. Tỉa Trái:
Trong những năm đầu khi cây mới ra trái, chỉ nên để một lứa trái trên thân chính để dễ bón phân và tránh sự cạnh tranh giữa các lứa trái trên cây.
Chú ý: cần tỉa trái khi trái còn nhỏ.
6. Bón Phân:
+ Phân hữu cơ: Sử dụng các loại phân chuồng như: heo, bò, gà...ủ hoai mục.
Bón lót trước khi trồng và hàng năm vào đầu mùa mưa, đào rãnh bón theo hình chiếu tán cây, rãi phân xuống rãnh, sau đó lấp đất lại.
+ Phân vô cơ:
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Có thể bón 4 lần/ năm khi lá trưởng thành (lá có màu xanh đậm) bón phân NPK 20 -20 15 Tam Long hoặc NPK 16 - 16 - 8 Tam Long
- Giai đoạn khai thác: có thể chia làm 2 lần bón
Bón thúc ra đọt: Bón sau khi thu hoạch 1 lứa trái, bón nhiều đạm, lân như phân NPK 20 -20 15 Tam Long hoặc NPK 16 - 16 - 8 Tam Long
Bón nuôi trái: Giai đoạn cây nuôi Trái cần bổ sung thêm Kali để múi mít vàng ngọt , có thể sử dụng phân bón Tam Long Nuôi trái 17-15-17
Hàng năm cũng nên bón vôi một lần vào đầu mùa mưa, liều lượng 50- 70 kg/công đất
7. Tỉa trái theo độ tuổi của cây:
Do mít là loại cây cho nhiều trái nhưng để đảm bảo chát lượng và sự sinh trưởng phát triển của cây, phòng bệnh nên tỉa trái cho cây. tỉa trái vào lúc trái còn non, 2-3cm, chỉ chưa lại trái đẹp vớ số lượng như sau:
- Năm thứ 2 sau trồng có trái, tỉa bỏ chừa lại 5 trái/cây
- Năm thứ 3 sau trồng có trái, tỉa bỏ chừa lại 20 trái/cây
- Năm thứ 4 sau trồng có trái, tỉa bỏ chừa lại 40 trái/cây
- Năm thứ 5 sau trồng có trái, tỉa bỏ chừa lại 50 trái/cây
- Những năm sau đó , tỉa bỏ chừa lại từ 70-80 trái/cây
V.LƯU Ý PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
Phòng trừ một số bện hại cho cây như: Sâu đục trái, ruồi đục trái, ngài đục trái, rệp sáp, rày mềm, sâu đục thân, cành.
Các bệnh thối gốc chảy nhựa, bện thối phát hoa và các triệu chứng vàng rụng lá cho cây.
Copyright © 2017 TAM LONG