I. NGUỒN GỐC - ĐẶC TÍNH THỰC VẬT:
1. Nguồn gốc:
Cây ớt có nguồn gốc nhiệt đới, được trồng nhiếu nhất ở Bắc và Nam Mỹ. Ở nước ta, ớt được du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện tích ớt khá rộng, tập trung nhiều ở Miền Bắc và Miền Trung. Riêng ở Miền Nam diện tích trồng ớt còn phân tán.
2. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ớt:
a. Nhiệt độ:
Ớt ưa khí hậu ấm áp, thích hợp nhất từ 180C đến 300C, dưới 150C hoặc trên 350C đều ảnh hưởng đến tỷ lệ rụng hoa rụng nụ.
b. Ánh sáng:
Ớt là loại cây ưa ánh sáng mạnh, do đó cần có ánh sáng đầy đủ. Thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, lá, hoa, trái sẽ bị rụng.
c. Nước:
Ớt cần độ ẩm tương đối cao, nhất là trong giai đoạn cây ra hoa rộ, lúc hình thành trái, cây cần độ ẩm đến 80-90%, khi trái chín nhu cầu nước của cây sẽ giảm dần.
d. Đất và dinh dưỡng:
Ớt không kén đất , có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng cần phải thoát nước tốt, PH thích hợp 5.6 - 6.8
3. Yêu cầu về phân bón:
Ớt cần bón đầy đủ Đạm, Lân, Kali để cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
Bón đạm đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng tốt, quyết định rất lớn đến năng suất. Nhưng cũng không nên lạm dụng đạm, nếu dư thừa đạm sẽ làm cho khả năng năng chống chịu với sâu bệnh giảm , hàm lượng nước trong trái cao, chất lượng trái giảm.
Lân sẽ giúp cây dễ dàng hấp thu lượng đạm nuôi cây, giúp cây không mọc vóng (lướt), tăng phẩm chất trái.
Kali giúp làm tăng khả năng vận chuyển chất hữu cơ về trái, tăng sức đề kháng , chống lại sâu bệnh hại, chống thời tiết bất lợi, hạn chế đổ ngã, tăng phẩm chất trái.
4. Hướng dẫn bón cho 1ha trồng ớt:
Đối với ớt có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp.
Vôi: 200 kg
Phân chuồng hoai (phân hữu cơ): 1 - 1.5 tấn
Ure: 250 kg
Super lân: 300 kg
Kali: 150 kg
NPK 16 - 16 - 8: 300kg
a. Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh + Super + Vôi + 50 kg Ure + 50 kg NPK 16 - 16 - 8.
b. Bón thúc:
Lần 1 (25-30 ngày sau trồng): 100 kg Ure + 100 kg Kali + 50 kg NPK (16 - 16 - 8)
Lần 2 (45-50 ngày sau trồng): 50 kg Ure + 50 kg Kali + 100 kg NPK (16 - 16 - 8)
Lần 3: (Khi thu hoạch trái chín đầu tiên): 50 kg NPK + 50 kg Kali
c. Tác động hỗ trợ:
Lần 1 (7-15 ngày sau trồng): Phun phân bón lá giàu lân
Lần 2 (20-27 ngày sau trồng): Phun phân bón lá giàu kẽm, magiê
Lần 3 (30-37 ngày sau trồng): Phun Botrac
Giai đoạn trái phát triển phun phân bón lá giàu canxi, kali (7-10 ngày phun 1 lần)
d. Cách bón:
Nếu ruộng chủ động được nước tới và mực nước cố định từ đầu vụ, thì trộn đều phân, rãi phân cách gốc ớt 10 - 15 cm, móc bùn mương bồi đấp lấp lên phân, chờ cho đất khô răn mặt đậy bạt lại.
Ruộng thiếu nước trong mương: hòa tan phân vào nước, tưới ớt đều vùng rễ cây để phân thấm vào đất và cây không bị xót phân, đậy bạt lại.
Lưu ý:
Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu hụt canxi, cần bổ sung Clorua canxi vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái.
Copyright © 2017 TAM LONG