info@phanbontamlong.net Hotline: 0915 013 048 (Miss Tuyến)

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI


1. Cây giống: 

Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trưởng, sạch bệnh và có nhãn hoặc giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của các cơ quan chức năng.

Tiêu chuẩn cây giống tốt:

- Cây phải đúng giống, sinh trưởng khỏe, không mang mầm móng sâu bệnh hại.

- Đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền, độ sai khác không vượt quá 5%.

- Chiều cao cây tính từ mặt bầu > 60cm.

- Đường kính gốc ghép  ( đo trên vết ghép 2cm ) > 0.7cm.

2. Chuẩn bị đất trồng:

Đất trồng bưởi cần lên liếp, vun mô, có bờ bao cống bọng để chủ động trong việc tưới tiêu. Mương ao tưới tiêu rộng 1 - 2m. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt liếp ít nhất là 50cm. Dùng đất tốt như đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông...để đấp mô. Mô có hình tròn, đường kính 0.8 - 1m, cao 0.4 - 0.6m. Đất đấp mô có thể trộn tro trấu, phân chuồng oai mục, xử lý đất bằng Basudin để trừ côn trùng và vôi để ngừa bệnh.

3. Trồng cây chắn gió:

Khi lập vườn bưởi cần phải trồng hàng cây chắn gió, nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão, nag8 chặn sự xâm nhập của côn trùng, mầm bệnh vào vườn bưởi. Có thể trồng những loại cây như: dâm bụt, xoài, các loại cây gỗ trên bờ bao,...

4. Thời vụ trồng: 

Bưởi thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ tốn công tưới. Tuy nhiên, cũng có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được nước tưới. Nếu trồng vào lúc mưa dầm cây sẽ bị oi nước, nghẹt rễ, làm cây chậm phát triển và chết.

5. Mật độ - khoảng cách trồng:

Mật độ trung bình 6 x 6m. Nếu trồng dày hơn, trái bưởi ít bị nám nắng, năng suất thu được từ những năm đầu cao nhưng do cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng...cây sẽ vươn cao gây khó khăn trong khâu chăm sóc, thu hoạch, quản lý sâu bệnh và năng suất những năm sau sẽ giảm.

6. Chăm sóc:

6.1 Giai đoạn sau trồng đến khi bắt đầu cho trái:

* Tưới nước: Cây con cần tưới nước đầy đủ để giảm tỉ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh cho trái, trong mùa mưa phải chú ý đến việc thoát nước cho tốt.

* Đấp mô, bồi liếp: Trong 02 năm đầu sau khi trồng: mỗi năm bồi 1-2 lần bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm thứ 3 trở đi thì tiến hành bồi liếp 1 lần khoảng 2-3cm, nhằm mở rộng mô hình theo chiều rộng tán cây và cung cấp thêm dinh dưỡng.

* Tủ gốc, giữ ẩm: 

_ Rể hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình cách xa gốc 20-50cm.

_Ngoài ra, trong vườn cần lưu ý để cỏ, loại cỏ ăn cạn như rau trai để giữ ẩm vườn trong mùa nắng, làm thông thoáng đất trong mùa mưa, giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nên khống chế chiều cao của cỏ, không cho cỏ mọc um tùm, làm sạch cỏ lớn quanh gốc cây, cách gốc 20 - 50cm ( không xới gốc ).

* Tạo tán: Giúp cây có tán lùn, cành phân tán đều, thuận tiện trong việc chăm sóc, quản lý sâu bệnh, thu hoạch. Gồm các bước thực hiện như sau:

_ Cắt bỏ phần ngọn cách mặt bầu khoảng 0.8-1m.

_ Khi các cành bên phát triển, chọn 3 cành khỏe mạnh mọc về 3 hướng làm cành cấp 1. Dùng thanh tre nhỏ và dây giữ 3 cành này tạo thân chính một góc 30 - 400.

_Khi cành cấp 1 dài 50 - 60cm, tiếp tục cắt đọt để các cành này phát triển các cành cấp 2. Trên Mỗi cành cấp 1 chỉ giữ lại 2 - 3 cành cấp 2.

_ Cố định các cành cấp 2, sao cho các cành cấp 2 tạo với cành cấp 1 một góc 30 - 350. Tiếp tục như vậy để tạo cành cấp 3 từ cành cấp 2. Loại bỏ những cành yếu, những nơi mọc quá dày. Sau 03 năm cây sẽ cho tán hoàn chỉnh. 

* Bón phân:

_Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái ( 1-3 năm tuổi ) nên bón phân hữu cơ ( 5 - 10kg/gốc/năm ) kết hợp với phân vô cơ ( Urê: 100-500gr/gốc/năm, Lân 300 - 600gr/gốc/năm, Kali 100 - 200gr/gốc/năm ). 

_Liều lượng phân vô cơ  tăng dần theo độ lớn của cây.

_ Cách bón: Trong năm đầu sau trồng, nên pha phân vào nước để tưới, khoảng 2 tháng tưới 1 lần, khi đọt già, liều lượng 40gr/bình 10 lít. Từ năm thứ 2 trở đi : đào rãnh quanh gốc cây theo hình chiếu tán của cây, rãnh sâu 10 - 15cm, rộng 10 - 20cm, bón phân, lấp đất, tưới nước. Mỗi năm bón ít nhất 04 lần.

6.2 Giai đoạn cây cho trái:

*Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch, cần tỉa bỏ cành đã cho trái, cành sâu bệnh, yếu ớt, cành nằm trong tán không có khả năng cho trái.

Tưới nước đủ ẩm, tưới 1 - 2 ngày/ lần vào mùa khô.

* Bón phân: 

Bón phân hữu cơ (5 - 10 kg/gốc/năm) kết hợp với phân vô cơ, liều lượng như sau: 

Loại phân/Độ tuổi Urê (g/cây) Super lân (g/cây) KCl (g/cây)
4 - 6 600 - 1000 900 - 1.500 300 - 600
7 - 9 1.200-2.000 2.000 - 3.000 700 - 1.000
Trên 10 2.500-3.000 3.000 - 3.500 1.200 - 1.500

Bảng liều lượng phân bón cho cây bưởi giai đoạn cho trái (g/cây/năm)

Cách bón: Đào rãnh quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 10 - 15 cm, rộng 10 - 20 cm, bón phân, lấp đất, tưới nước. Mỗi năm ít nhất bón 04 lần. 

* Lần 1: Sau khi thu hoạch trái: 1/4 Ure, 1/2 Lân, 10 - 20 kg phân hữu cơ.

* Lần 2: Trước khi cây ra hoa 1 tháng:  1/4 Ure, 1/2 Lân,  1/KCl.

* Lần 3: Sau khi đậu trái 6 - 8 tuần: 2/4 Ure,  2/KCl. 

* Lần 4: Trước khi thu hoạch 1 tháng: 1/KCl. 

Lưu ý:  Nên phân chia làm nhiều lần bón, nhất là giai đoạn trái đang phát triển, có thể bón 1 tháng/lần.

 

 

 

 

 

 

 

Đối tác - Khách hàng