Thuế nhập khẩu hưởng 0%
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính, năm qua Việt Nam chi tới hơn 1,1 tỷ USD để nhập hơn 4,16 triệu tấn phân bón. Trong đó, nhập khẩu phân đạm URE khoảng 617 nghìn tấn, tương đương 140 triệu USD; phân SA khoảng 1,06 triệu tấn tương đương 125 triệu USD.
Trong năm qua, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc, chiếm 42% tổng khối lượng nhập khẩu mặt hàng này.
Trong năm nay, ngành phân bón được hưởng lợi từ một số hiệp định thương mại, trong đó phải kể đến FTA giữa Việt Nam và liên minh Á - Âu. Theo hiệp định này, thuế nhập khẩu một số mặt hàng phân bón sẽ được xóa bỏ. Trong khối Liên minh Á - Âu, Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ Nga, chiếm 9% trong tổng lượng hàng nhập khẩu tính đến hết tháng 11/2016.
Nguồn: thongtinphanbon.com |
Cũng theo Trung tâm thông tin và dịch vụ tài chính, Trung Quốc sẽ tiến hành điều chỉnh thuế suất đối với nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu bắt đầu từ ngày 1/1/2017. Trong đó, Trung Quốc sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phân bón nitơ và phốt phát.
Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho ngành phân bón bởi mỗi năm sản lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 46% tổng lượng nhập vào Việt Nam. Trong đó, DAP và Ure chiếm tỷ trọng lần lượt khoảng hơn 35% và 10% trong tổng lượng sản lượng phân bón Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam.
Bộ Công Thương "cởi trói"
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đồng ý với đề xuất bãi bỏ việc cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón Ure, phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa ba nguyên tố cấu thành nitơ, phospho và kali.
Theo Bộ NN&PTNT, quyết định này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hạc Thúy - Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay, Hiệp hội đã cùng với các doanh nghiệp kiến nghị với Bộ Công Thương về việc bãi bỏ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng phân bón để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện tại, hiệp hội vẫn đang chờ thông tin văn bản quyết định của Bộ.
Vẫn còn rào cản
Bên cạnh những tín hiệu thuận lợi đầu năm, ngành phân bón vẫn phải đối mặt với một số rào cản.
Ông Nguyễn Hạc Thúy cũng cho rằng, các doanh nghiệp phân bón trong nước đang vướng mắc hai vấn đề chính là giá than ở mức cao và thuế theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế. Đây là hai vấn đề lớn có tác động lớn đến chi phí sản xuất phân bón, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa.
Mới đây, Bộ Công Thương cho biết, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sẽ tiến hành hiệp thương về giá than bán cho sản xuất phân bón. Trường hợp có thay đổi về giá than và thời điểm áp dụng, TKV sẽ thống nhất với các công ty để điều chỉnh.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp phân bón như phân lân Ninh Bình, Văn Điển, Hà Bắc... đã có ý kiến về việc cung cấp và điều chỉnh giá than của TKV.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển cho hay, chưa bao giờ TKV chia sẻ khó khăn, giảm giá bán than cho doanh nghiệp phân bón, kể cả lúc giá than thế giới giảm mạnh. Đặc biệt, năm 2016, khi giá than thế giới giảm, nhưng doanh nghiệp phân bón vẫn mua nguyên liệu than ở mức cao khiến chi phí sản xuất phân bón tăng.
Bên cạnh đó, Luật số 71/2014/QH13 về thuế giá trị gia tăng quy định phân bón là mặt hàng không chịu thuế nên các doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào bình quân khoảng 5% khiến chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón tăng lên.
Mặt khác, việc nhập khẩu phân bón giá rẻ ồ ạt sẽ gây áp lực cạnh tranh về giá bán đối với các doanh nghiệp trong nước.
Kiến nghị đưa mặt hàng phân bón chịu thuế VAT 0% Trong 11 đề xuất, kiến nghị của Bộ Công thương với Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại Hội nghị Tổng kết ngành Công thương, ... |
Doanh nghiệp phân bón kêu trời vì được “miễn” thuế Việc đưa phân bón vào danh mục các các mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) tưởng chừng giúp nông dân có ... |
Hồng Vũ
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
TAG:
phân bónthuếxuất khẩunhập khẩugiá phân bón
Copyright © 2017 TAM LONG